Giáo Hội Công Giáo | CôngGiáo.org
≡ Menu

Giáo Hội Công Giáo

  1. Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội để cứu con người về đời sống đời đời.
  2. Giáo Hội:
    Những người rửa tội, các người có lòng tin, cậy, mến, và lãnh nhận bí tích.
  3. Chúa tạo dựng Giáo Hội
    Chúa rao giản tin mừng về nước Chúa Trời. Chúa chọn 12 Tông Ðồ, Ông Phêrô là người đứng đầu để thay thế cho Chúa Giêsu trên đất này.
  4. Phép gì Chúa ban cho các Tông Ðồ?
    Chúa ban cho các Tông Ðồ phép để dạy.
  5. Vai trò của Giáo Hội:
    – Nhân tộc: Người đã được phép rửa tội và vâng lời điều răn của Giáo Hoàng và Giáo Hội.
    – Các Cha: A người đã được nghi lễ và là người dẫn đầu trong Giáo Xứ.
    – Linh Mục: Người bên cạnh Tông Ðồ và là người dần đầu trong Giáo Phận.
    – Giám Mục: Thay thế cho Thánh Phêrô để dây và chỉ đường cho Giáo Hội.
  6. Ðức Giáo Hoàng:
    Ðức Giáo Hoàng là Thầy và là người chỉ đạo của Giáo Hội. Ðức Giáo Hoàng là người thay thế cho Thánh Phêrô.
  7. 4 Ðiều Giáo Hội:
    – Hội Thánh duy nhất: Chỉ có một.
    – Thánh Thiện: Các là Thánh Thần.
    – Công Giáo: Mọi người trong thế giới.
    – Tông Truyền: Thiêu đời của Tông Ðồ.
  8. * Ðức Mẹ Vô Nhiếm Nguyên Tội là Mẹ đứng đầu trong nhà thờ.

    * Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là 10 ngày sau Chúa Giêsu lên trời và ban ơn Chúa Thánh Thần ngự trên 12 Tông Ðồ.

    Chúa Giêsu thành lập Giáo Hội khi sống trên trần gian:

    Chúa Giêsu đã đi khắp nơi rao truyền Nước Trời. Nhiều người nghe theo Ngài. Ngài đã kêu gọi một số bỏ mọi sự và theo Ngài; rồi trong đám họ, Ngài chọn ra 12 người gọi là tông đồ. Tông đồ là người được sai đi nhân danh một người nào. Ngài sai các tông đồ đi rao giảng sứ điệp của Ngài.

    Ngài ban cho họ quyền làm phép lạ và trừ ma quỷ nhân danh Ngài. Ngài dạy dỗ và huấn luyện họ. Những ai theo Ngài hợp thành một đoàn chiên dưới Chủ Chiên; một thân thể dưới Một Ðầu; họ làm thành một Giáo Hội và trong Giáo Hội các tông đồ phải dạy dỗ và hướng dẫn họ thay Ngài.

    Ngài chọn một người trong các tông đồ để làm tông đồ trưởng. Chúa Giêsu nói với ông: “Con là Phêrô, nghĩa là đá, và trên đá này ta sẽ xây Giáo Hội ta, các quyền lực hỏa ngục không thể chống lại được. Ta sẽ ban cho con chìa khóa Nước Trời”. Chúa Giêsu dã hứa cho Phêrô làm nền tảng của Giáo Hội như là nền tảng của một ngôi nhà.

    Ngài đã chết vì yêu Giáo Hội: “Ðức Kitô yêu Giáo Hội và đã hiến mình cho Giáo Hội”. Nhờ cái chết, Ngài đem lại sự sống mới trong thánh sủng cho Giáo Hội; Ngài muốn Giáo Hội đem sự sống đó đến cho loài người.

    Ðức Kitô Phục Sinh thành lập Giáo Hội:

    Chúa Giêsu trở lại với các tông đồ như Vị Toàn Thắng, suốt 40 ngày ở lại trần gian, Ngài đã ban truyền cho Giáo Hội. Các tông đồ có bổn phận rao truyền chân lý nhân danh Ngài. Ngài tự xưng là Mục Tử Tốt Lành; nên các tông đồ cũng phải hướng dẫn và cai quản Giáo Hội với sự chăm sóc của một mục tử: “Mọi quyền trên trời dưới đất được ban cho Ta; Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ những gì Ta đã truyền cho các con; và này, Ta sẽ luôn ở cùng các con cho đến tân thế”.

    Chúa Giêsu đã truyền chức Linh Mục cho các tông đồ để họ dâng tiến Hy Lễ kính nhớ Ngài.

    Ngài đã thực hiện lời Ngài đã hứa với Phêrô khi Ngài phán với ông: “Hãy chăn các chiên con…chiên mẹ của Ta”. Phêrô đã thay Chúa Giêsu như mục tử trưởng, như thầy dạy và cai trị trên mặt đất. Ðầu Giáo Hội ở trên trời; Phêrô đại diện Ngài, thay thế Ngài dưới đất, là đầu hữu hình, chúng ta có thể xem thấy được.

    Chúa Giêsu biết rằng các tông đồ sau ítlâu cũng sẽ qua đi; nhưng Giáo Hội phải tồn tại cho tới khi Ngài trở lại. Ngài hứa ở với Giáo Hội cho tới “ngày thế mạt”. Bởi thến Ngài đã phán với các tông đồ rằng Ngài sẽ sai Chúa Thánh Thần đến với họ để cùng Giáo Hội mãi mãi.

    Chúa Thánh Thần được sai đến với Giáo Hội:

    Vào đầu ngày Lễ Ngũ Tuần, trong khi các tông đồ đang chờ đợi tại Giê-ru-sa-lem, thì có tiếng động như gío bão: Chúa Thánh Thần xuống trên họ dưới hình lưỡi lửa.

    Chúa Giêsu đã hứa sai cho họ “Thần Chân Lý”; và Chúa Thánh Thần đà được sai đến để giúp họ có thể am tường điều Chúa Giêsu dã dạy ho, và giúp họ giảng dạy lại cho người khác. “Tới phiên Ngài, Ngài sẽ dạy dỗ các con mọi điều và nhắc lại cho các on mọi sự Thầy đã phán dạy các con”.

    Chúa Thánh Thần được sai đến để ban cho họ quyền lực; Chúa Giêsu phán: “Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên các con, các con sẽ nhận lấy sức mạnh của Người; chúng con sẽ là nha6n chúng của Thầy trong Giê-ru-sa-lem và suốt cả xứ Giu-đê-a, Sa-ma-ri-a mãi đến cùng cõi địa cầu”.

    Làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô là tin vào Ngài và còn tỏ cho người khác biết là mình tin. Các tông đồ đã chứng tỏ cho người khác biết là các ông tin vào Chúa Giêsu, qua đời sống Kitô hữu của mình, bằng cách rao giảng cah^n lý khắp nơi, và làm cho nhiều người biết và yêu mến Ngài, cả khi phải chết vì Ngài nữa.

    Chúa Thánh Thần dến cũng gia tăng cường độ tình yêu của các tông đồ, Ngài là Thần Tình Yêu. Với ánh sáng, quyền lực và tình yêu mà Chúa Thánh Thần ban cho, các tông đồ đã ra đi rao giảng Tin Mừng. Giáo Hội đã khởi sự công việc của mình.

    Chúa Thánh Thần ở với Giáo Hội:

    Sau Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu hứa rằng Chúa Thánh Thần, Ðấng Ngài sai đến, sẽ ở lại “luôn mãi.. các con phải nhận biết Ngài vì Ngài sẽ ở cùng các con, lại ngự trong các con nữa”.

    Chúa Thánh Thần luôn ở với Giáo Hội dưới hình thức ta không thể thấy được. Ngài luôn hướng dẫn Giáo Hội trong việc rao giảng chân lý của Ðức Kitô, mà không hề sai lầm. Giáo Hội ngày nay vẫn dạy những gì là chân thật, và lên án những gì sai lạc, vì Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn Giáo Hội”.

    Ngài ban cho Giáo Hội sức mạnh để tiếp tục công việc phát triển, bất chấp ma quỷ. Trong Giáo Hội hiện đại có những người phải chịu đau khổ, cầm tù và chịy chết vì chân lý, Chúa Thánh Thần ban cho họ sức mạnh để chịy đựng.

    Thánh Phaolô dạy rằng Giáo Hội là một thân thể vĩ đại sống động; Ðức Kitô là đầu, và tất cả chúng ta là chi thể. Chúa Thánh Thần sống động trong thân thể này ban sự sống, như linh hồn sống động trong thân xác tôi ban cho tôi sự sống. Ðời sống này là tham dự vào đời sống của Thiên Chúa; và Chúa Thánh Thần ban sự sống này cho từng chi thể của Giáo HỘi, cũng như linh hồn tôi ban sự sống cho mỗi tế bào và chi tể của thân xác tôi. Trong ngày tôi trở nên phần tử của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần đến sống trong tôi và ban cho tôi sự sống.

    Giáo Hội trần gian:

    Thân thể sống động cần có đầu. Ðầu Giáo Hội vẫn luôn là một từ ngày Hiện Xuống cho tới bây giờ, đó là Chúa Giêsu Kitô vinh hiển trên trời.

    Trong ngày Hiện Xuống, Thánh Phêrô đã thay thế Ðức Kitô. Ngài là đầu hữu hình, là đại diện Ðức Kitô. Thánh Phêrô đã trở nên Giám Mục thành Roma, quyền hành và công việc của vị cai quản hữu hành này được truyền lại cho mỗi Giám Mục Roma từ đó. Ðó là ý do tại sao Ðức Giáo Hoàng ngày nay là thầy dạy chính yếu và là mục tử của Giá Hội trên trần gian.

    Trong ngày Hiện Xuống cũng có 11 tông đồ khác. Chúa Giêsu ban cho họ thiên chức Linh Mục, quyền giáo huấn và cai quản, và Ngài truyền các ông trao quyền ấy lại cho các Giám Mục. Thánh Phêrô và các tông đồ khác hợp thành một nhóm, tông đồ đoàn.

    Một Giám Mục cai quản một khi vực của Giáo Hội, gọi là địa phận; trong địa phận gài là thầy dạy và là chủ chăn dưới quyền Ðức Thánh Cha. Ngài có giáo đường riêng, gọi là nhà tho Chánh Toà, là nhà thờ chính của địa phận. Các Giám Mục khắp thế giới cùng với Ðức Giáo Hoàng hợp thành Giám Mục Ðoàn kế vị Tông Ðồ Ðoàn. Các ngài gởi đại diện tới Thượng Hội Ðồng Giám Mục do Ðức Giáo Hoàng triệu tập để giúp Ngài trong công việc coi sóc cả Giáo Hội.

    Mỗi địa phận chia thành nhiều giáo xứ. Mỗi giáo xứ đều được Linh Mục chính xứ coi sóc, ngài là ngươi cha của những người trong xứ. Mỗi giáo xứ đều có nhà thờ xứ. Tôi dâng thánh lễ và lành nhận các Bí Tích trong nhà thờ xứ của tôi.

    Cũng như các địa phận gồm các Linh Mục dưới quyền Giám Mục, trong Giáo Hội cũng có những cộng đòan tu sĩ, gồm có Linh Mục, trợ sĩ và các nữ tu; họ cộng tác với Giám Mục trong công việc của Giáo Hội.

    Tuy vậy, đa số các phần tử của Giáo Hội vẫn là giáo dân nam nữ. Họ cũng có công việc phải làm trong Giáo Hội, ví dụ như bổn phận làm cha mẹ và tông đồ giáo dân.

    Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa tình yêu và vinh dự:

    Bổn phận đầu tiên của mỗi người là tôn vinh và yêu mến Thiên Chúa. Trong suốt cuộc sống trần gian, Chúa Giêsu đã tôn vinh và yêu mến Chúa Cha một cách trọn hảo.

    Ở trên thiên đàng, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục tôn vinh và yêu mến Cha Ngài. Vì Ngài Ðầu Giáo Hội, Ngài cũng ban cho Giáo Hội trần gian quyền yêu mến và tôn vinh Thiên Chúa với Ngài.

    Nhờ Hy Lễ của Ngài, Chúa Giêsu đã dâng lên Chúa Cha hành vi thờ phượng trọn vẹn với tình yên hoàn hỏa. Ngài để lại cho Giáo Hội Hy Lễ đó trong thánh lễ. Trong thánh lễ, Giáo hội cùng với Ðầu của mình dâng lên hành thờ phượng cao cả và lòng tri ân sâu xa; và vì tôi đã được rửa tội, nên tôi được liên kết trong lễ dâng này với toàn thể Dân Chúa.

    Khi còn tại thế, Chúa Giêsu đã tôn vinh Cha Ngài bằng lời kinh liên lỉ. Giáo Hội cầu nguyện; và trong kinh nguyện công cộng, Giáo Hội cầu nguyện với Ðầu mình. Mỗi khi tôi và các phần tử của Giáo Hội cầu nguyện, Chúa Thánh Thần đã được Chúa Giêsu sai đến, sẽ giúp chúng tôi cầu nguyện.

    Chúa Giêsu đã tôn vinh Cha Ngài bằng làm mọi việc với lòng vâng phục đầy tình yêu, Qua Giáo Hội, Ngài dạy tôi và tất cả mọi phần tử của Giáo Hội biết phải làm gì để làm hài lòng Chúa Cha, và Ngài cũng ban ơn trợ giúp chúng tôi làm việc đó. Nếu tôi thờ lạy với Giáo Hội và sống như Giáo Hội dạy, là tôi đang tôn vinh Chúa Cha.

    Ðức Kito Giáo huấn trong Giáo Hội:

    Trong ngày Hiện Xuống, các tông đồ ra đi và chúa Thánh Linh hướng dẫn họ giảng dạy. Giáo Hội hiện nay vẫn giảng dạy cùng sứ điệp đó. Khi Giáo Hội giáo huấn, chính Chúa Giêsu giáo huấn. Ngài ra lệnh; Ngài ban mọi chân lý; Ngài sai Chúa Thánh Thần đến. Ngày từ ban đầu Giáo Hội đã truyền lại chân lý của Ngài. Phần nhiều chân lý Ngài được nghi trong Thánh Kinh.

    Thánh Kinh là một trong những kho tàng vĩ đại của Giáo Hội. Cựu Ước gồm nhừng sách thánh của Dân Riêng. Tân Ước gồm những sác được viét trong những năm đầu tiên của Giáo Hội. Giáo Hội dạy tô rằng tất cả những sách này đều là lời Chúa được ghi chép dưới sự hướng dẫn đặc biệt của Chúa Thánh Thần.

    Ðức Giáo Hoàng là thầy dạy chính của cả Giáo Hội, và mỗi Ðức Giám Mục là thầy dạy chính trong địa phận mình dưới quyền Ðức Giáo Hoàng. Mỗi khi Giáo Hội dạy tôi điều phải tin như chân lý đên từ Chúa Giêsu, Giáo Hội không thể sai lầm được. Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội.

    Nên, mỗi khi Ðức Giáo Hoàng và các Giám Mục trên thế giới cùng dạy một chân lý phải tin từ Ðức Kitô mà đến, các ngài không thể sai lầm. Khi các ngài tụ họp trong mọt Công Ðồng chung và dạy chân lý phải tin như đến từ Ðức Kitô, các ngài cũng không thể sai lầm.

    Mỗi khi Ðức Giáo Hoàng, với tư cách là đầu Giáo Hội trần gian, dạy một chân lý buộc toàn thế Giáo Hội phải tin như từ Ðức Kitô, ngài không thể sai lầm. Chúa Giêsu giáo huấn qua Giáo Hội Người.

    Ðức Kitô giáo huấn loài người qua Giáo Hội:

    Sau khi sống lại, Chúa Giêsu truyền cho các tông đồ: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng truyền tin mừng cho muôn dân”.

    Tất cả loài người trên thế gian đều phát xuất từ ông A-dong. A-dong mới xuống thế đêẻ cứu lòai người; Ngài đã chết cho họ. Thánh Gioan dạy chúng ta: “Ngài chết không chỉ dân này (dân riêng), nhưng để tụ tập con cái Thiên Chúa rải rác khắp thế gian”.

    Chúa Giêsu sai Giáo Hội Ngài đến với muôn dân, để tất cả đều có thể trở nên con cái Thiên Chúa. Giáo Hội vẫn tiếp tục công việc dạy dỗ muôn dân.

    Trong đất nưóc họ, các nhà truyền giáo đến từ những quốc gia mà Giáo Hội đà vững chắc. Các nhà truyền giáo đà cố gắng sớm bao có thể đào tạo da6n chúng trong xứ truyền giáo để họ cũng giảng dạy chân lý của Giáo Hội cho người đồng hương. Rồi những xứ truyền giáo này có Linh Mục, tu sĩ nam nừ, và sau Giám Mục giữa da6n bản xứ.

    Mục tử tốt lành, muôn đem tất cả về cùng một Giáo Hội. Mỗi người Công Giáo có bổn phận đem Ðức Kitô đến cho những ai chưa biết Ngài, hay chưa biết Giáo Hội Ngài.

    Mục Tử Tốt Lành cai quản qua Giáo Hội:

    Thiên Chúa đà phán với dân riêng Ngài là Mục Tử của họ. Chúa Giêsu nói Ngài là Mục Tử Tốt Lành hưóng dẫn, bảo vệ đàn chiên mình, và dám chết để cứu đoàn chiên.

    Chúa Giêsu vẫn là Mục tử Tốt Lành. Qua Giáo Hội, Ngài hướng dẫn tôi như mục tử hướng dẫn chiên tới nơi có nước mát và cỏ giữ tôi trên đường ngay nẻo chính dẫ về Thiên Ðàng.

    Chúa Giêsu đã trao quyền cai quản và hướng dẫn cho các tông đồ, “Ta hứa cùng các con, những gì các con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; những gì các con tháo gỡ dưới đất, trên trời cũng tháo gỡ”.

    Vậy, Giáo Hội với quyền lực Ðức Kitô ra luật bảo phải làm, phải tránh, cảnh cáo và khuyến khích để giúp tôi yên mến Chúa hơn. Chúa Giêsu săn sóc chiên mình với tình yên, nên Giáo Hôi cũng phải dùng tình yêu mà cai quản như Ngài, Thánh Phaolô nói với dân chúng rằng ngày yêu họ như cha mẹ yêu con cái mình.

    Ngày nay Giáo Hội cai quản nhờ Ðức Giáo Hoàng, Ðại Diện Mục Tử Tốt Lành, và các Ðức Giám Mục. Ðức Giáo Hoàng cai quản toàn thể Giáo Hội; các Ðức Giám Mục cai quản địa phận mình dưới quyền của Ðức Giáo Hoàng. Ðức Giáo Hoàng và các Ðức Giám Mục tụ họp trong Công Ðồng chung có thể làm luật cho cả Giáo Hội.

    Trong Giáo Hội, Chúa Giêsu ban cho tôi sự sống:

    Giáo Hội là một thân thể; Chúa Giêsu là Ðầu; tôi là một phần tử, một chi thể của thân thể. Chúa Giêsu sai Chúa Thánh Thần xuống ban cho Giáo Hội sự sống, sự sống ân sủng.

    Ðời sống ân sủng là một thực tại mà Thiên Chúa đã ban cho tôi, một đời sống mới, “Một sáng tạo mới”, như Thánh Phaolô đã gọi. Nhờ sự sống này, tôi được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa, tôi được trở nên con Thiên Chúa với Chúa Giêsu. Nhờ sự sống này, Chúa Thánh Thần sống trong tôi với quyền năng của Ngài. “Thiên Chúa sai Thánh Thần của Con Ngài xuống trong tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta kêu lên “Abba, Lạy Cha”.

    Ðời sống hôm nay kết hợp tọi với Ðức Kitô, “Người Con Duy Nhất”. Nó kết hợp tôi vói các phần tử của Giáo Hội. “Anh em là một trong Ðức Giêsu Kitô”.

    Vì ân sủng này là đời sống Thiên Chúa trong tôi, nên nó cho tôi khả năng chiêm ngưỡng Thiên chúa và được hoàn toàn hạnh phục vói Ngài trên thiên đàng. Nó cho thân xác tôi quyền thông phần vinh hiển với Thần Xác phục sinh của Ðức Kitô trong Ngày Thế Mạt.

    Ðời sống ân sủng trong tôi không thể giảm bớt, nhưng tôi nặng có thể phá hủy nó. Nó cũng có thể tăng triển cho tới giây phút cuối cùng của đời tôi trên trần gian. Tất cả những cái đó đến với tôi do tình yêu của Chúa, được chiếm hữu cho tôi nhờ cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá.

    Trong Giáo Hội Chúa Giêsu chúc phúc:

    Một lần nọ, các tông đồ cản không đẻ cho trẻ nhỏ đến gần Chúa Giêsu, nhưng Ngài ẵm chúng “và chúc lành cho chúng”. Giáo Hội chúc lành nhân danh Chúa Giêsu. Giáo Hội dùng quyền năng của Chúa Giêsu chống lại quyền lực ma quỷ. Giáo Hội chúc lành dân chúng; chúc lành trẻ nhỏ và các bà mẹ, bệnh nhân và người hất hối, đôi tân hôn, Giáo Hội chúc lành tất cả. Giáo Hôi chúc lành có nghĩa là toàn thể Giáo Hội cầu nguyện cho nhừng ai đã được chúc lành.

    Giáo Hội làm phé các đồ vật nữa. Vài vật được làm phép để dùng trong việc thờ phượng Thiên Chúa. Bàn thờ, nhà thờ mỗi khi đã hoàn thành và có tính cách vĩnh viễn, chén lễ và đĩa thánh, dầu được dùng trong các Bí Tích, đều được Ðức Giám Mục làm phép các trọng thể. Các vật khác, như áo lễ, khăn bàn thờ, nến, nến phục sinh, nước rửa tội, được linh mục làm phép.

    Giáo Hội cũng làm phép các vật khác nữa: các vật chúng ta dùng, như nhà cửa, đồ ăn, xe cộ, máy may, ngũ cốc, nông trại, xưởng, máy móc, và nhiều vật khác nữa. Khi Giáo Hội làm phép những vật này, có nghĩa là toàn thể Giáo Hội cầu nguyện để ta đừng dùng những vật đó mà chống lại Thiên Chúa như ma quỷ hằng ước muốn, nhưng để yêu mến Ngài mỗi ngày mỗi hơn.

{ 0 comments… add one }

Leave a Comment