Các Nhân Đức Nhân Bản | CôngGiáo.org
≡ Menu

Các Nhân Đức Nhân Bản

1. Khái niệm

Các nhân đức nhân bản (hay còn gọi là nhân đức luân lý) là những thói quen bền vững hướng thiện của lý trí và ý chí, giúp chúng ta điều chỉnh hành vi, lối sống của ta theo lý trí và đức tin.

Có bốn nhân đức nhân bản đóng vai trò trụ cột: khôn ngoan, công bình, dũng cảm và tiết độ. Các nhân đức này giúp chúng ta tự chủ bản thân và an vui để sống tốt lành.

2. Bàn giải về các nhân đức

– Khôn ngoan: là nhân đức giúp lý trí chúng ta nhận ra những điều thiện đích thực và lựa chọn những phương thế tốt nhất để đạt tới. “Người khôn ngoan thì đắn đo từng bước” (Cn 14,15)

– Công bình: là tôn trọng quyền lợi của người khác, đối xử hài hoà với hết mọi người và thực thi công ích là trách nhiệm của mỗi người.

Đức công bình giúp chúng ta thực hiện những gì của người khác, thì trả về cho họ; những gì là của Thiên Chúa, thì trả về cho Thiên Chúa (x. Mc 12,17).

– Dũng cảm (can đảm): là nhân đức giúp chúng ta kiên trì theo đuổi điều thiện tới cùng dù gặp nhiều gian nan thử thách ; cương quyết chống lại cám dỗ và vượt thắng sợ hãi; dám đối diện với những thử thách và bách hại, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì chính nghĩa.

– Tiết độ (chừng mực ): là nhân đức giúp ta biết tự chủ trước những quyến rũ của các thú vui và giữ chừng mực trong cách hưởng dùng những tiện nghi vật chất.

Muốn có các nhân đức này, chúng ta phải cố gắng luyện tập từng ngày và suốt đời.

Câu hỏi thảo luận

1/ Theo bạn, người ta có những quyền lợi gì mà người khác phải tôn trọng?
2/ Bạn có biết “nhân quyền” là gì không?


 
Trở về trang chính sách giáo lý vào đời: Giáo Lý Vào Đời

{ 3 comments… add one }
  • Thuong October 3, 2023, 2:54 am

    Xin Chúa ban ơn cho con được rèn luyện nhân đức Chúa dạy chúng con.Amen

  • ...hh... July 29, 2022, 10:24 pm

    Cho mềnh hỏi là trong những nhân đức này cần ưu tiên tập luyện nhân đức nào

  • Nguyễn Trần Thanh Thảo November 13, 2021, 7:18 am

    Rất hay mong ra được nhiều bản hơn 🥰❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️

Leave a Comment

Next post:

Previous post: