Nghi Thức Thánh Lễ | CôngGiáo.org
≡ Menu

Nghi Thức Thánh Lễ

Trích Sách Lễ Rôma, năm 2002
Bản dịch Việt Ngữ được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10-05-2005
(Giáo Hội Việt Nam thi hành từ lễ Chúa Phục Sinh ngày 16-04-2006)

A. Nghi Thức Ðầu Lễ

Ca Nhập Lễ

Khi giáo dân đã tề tựu, linh mục cùng với những người giúp lễ tiến đến bàn thờ, đang khi đó hát (hoặc đọc) ca nhập lễ.

Khi tới bàn thờ, linh mục cùng với những người giúp lễ cúi chào bàn thờ, rồi linh mục tiến lên hôn kính bàn thờ và tùy nghi xông hương (hoặc niệm hương). Sau đó, cùng với các người giúp lễ về ghế…

Dứt ca nhập lễ, linh mục vẫn đứng, mặt quay về phía giáo dân, vừa làm dấu thánh giá vừa đọc:

Lm: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
Giáo dân thưa: Amen

Lời Chào

Linh mục quay về phía giáo dân. Dang tay chào:

Lm: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh (chị) em.

Hoặc chào:

Lm: Chúa ở cùng anh chị em.
Giáo dân thưa: Và ở cùng cha.

Linh mục hoặc phó tế hay thừa tác viên xứng hợp có thể nói vắn tắt ít lời hướng lòng giáo dân về thánh lễ ấy.

Nghi Thức Sám Hối

Tiếp đến là hành động sám hối. Linh mục kêu mời giáo dân sám hối.

Lm: Anh (chị) em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.

Thinh lặng giây lát rồi mọi người cùng đọc kinh Sám Hối:

Cđ: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh (chị) em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót.
(đấm ngực và đọc)
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
(Rồi đọc tiếp)
Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta.

Linh mục đọc lời tha tội:

Lm: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
Giáo dân thưa: Amen.

Hoặc có thể chọn các mẫu chào và sám hối khác như sau:

Lm: Anh chị em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
(Thinh lặng giây lát)
Lm: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Cđ: Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa.
Lm: Lạy Chúa , xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con.
Cđ: Và ban ơn cứu độ cho chúng con.
Lm: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
Cđ: Amen.

Hoặc:

Lm: Anh chị em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
(Thinh lặng giây lát)
Lm: Lạy Chúa , Chúa đã được sai đến để cứu chữa những tâm hồn thống hối: Xin Chúa thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Lm: Lạy Chúa Kitô, Chúa đã đến kêu gọi những người tội lỗi: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Lm: Lạy Chúa, Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha để chuyển cầu cho chúng con: Xin Chúa thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Lm: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
Cđ: Amen.

Kinh Thương xót

Tiếp đến là Kinh Xin Chúa Thương Xót, nếu trước đó không đọc trong công thức sám hối:
X: Xin Chúa thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.
X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
X: Xin Chúa thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

Kinh Vinh Danh

Ðoạn hát hoặc đọc kinh Vinh Danh khi có luật buộc.
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,
và bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa,
chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa,
chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa.
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời,
Là Chúa Cha toàn năng.
Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô,
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa
là Con Ðức Chúa Cha.
Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con;
Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.
Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, xin thương xót chúng con.
Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh,
chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao,
cùng Ðức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Ðức Chúa Cha.
Amen.

Lời Nguyện Ðầu Lễ

Dứt kinh Vinh Danh, linh mục chấp tay nói:
Lm: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
Mọi người cùng linh mục thinh lặng trong giây lát. Sau đó linh mục dang tay đọc lời nguyện nhập lễ.
Giáo dân thưa: Amen.

B. Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I

Người đọc sách đến giảng đài, đọc bài đọc 1. Trích sách… Trích thư…
Mọi người ngồi nghe. Cuối bài đọc, người đọc sách kết thúc:
Ðó là Lời Chúa.

Mọi người tung hô: Tạ ơn Chúa.

Ðáp Ca

Xướng viên hoặc ca viên đọc hoặc hát thánh vịnh. Giáo dân đọc hoặc hát câu đáp.

Bài Ðọc II

Nếu phải đọc bài đọc 2 thì mọi sự diễn tiến như bài đọc I.

Alleluia

Tiếp đến là Ha-lê-lui-a hay lời tung hô Tin Mừng

Phúc Âm

Phó tế hoặc linh mục cùng các người giúp lễ, tùy nghi mang hương nến, đi đến giảng đài. Tại đây, phó tế hoặc linh mục bắt đầu:

Chúa ở cùng anh chị em.

Giáo dân thưa: Và ở cùng cha (thầy).

Phó tế hoặc linh mục: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh…

Trong lúc đọc câu đó, phó tế hoặc linh mục ghi dấn thánh giá trên sách, trên trán, trên miệng và trên ngực mình.

Giáo dân tung hô: Lạy Chúa, vinh danh Chúa.

Tiếp đến nếu có xông hương. phó tế hoặc linh mục xông hương sách rồi công bố Tin Mừng.

Dứt Tin Mừng, phó tế hoặc linh mục kết thúc: Ðó là lời Chúa.

Mọi người tung hô:

Cđ: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa.

Rồi phó tế hoặc linh mục hôn sách và đọc thầm:

Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con.

Giảng

Phải giảng trong các ngày Chúa Nhật và lễ trọng, khuyên giảng trong các ngày lễ khác nữa.

Kinh Tin Kính

Giảng xong, đọc kinh Tin Kính khi phải đọc:

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,
Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,
Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,
Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,
được sinh ra mà không phải được tạo thành,
đồng bản thể với Ðức Chúa Cha:
nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,
Người đã từ trời xuống thế.
(từ “Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần” đến “và đã làm người” mọi người đều cúi mình).
Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần,
Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,
và đã làm người.
Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,
thời quan Phongxiô Philatô;
Người chịu khổ hình và mai táng,
ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh.
Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha,
và Người sẽ lại đến trong vinh quang
để phán xét kẻ sống và kẻ chết,
Nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần
là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống,
Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra,
Người được phụng thờ
và tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con:
Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện,
công giáo và tông truyền.
Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.
Amen.

(Thay thế kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli, có thể đọc kinh Tin Kính quen gọi là kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ, nhất là trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh (HÐGMVN quyết định giữ lại kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ thường đọc như sau: Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất…)

Lời Nguyện Tín Hữu

Ðoạn đọc lời nguyện cho mọi người, tức lời nguyện tín hữu.

C. Phụng Vụ Thánh Thể

Ðọc lời nguyện tín hữu xong, bắt đầu hát ca tiến lễ. Trong khi đó, các người giúp lễ mang chén thánh, khăn thánh, khăn lau chén và sách lễ lên bàn thờ.
Nên để giáo dân biểu lộ sự tham dự của họ qua việc dâng lễ: mang bánh, rượu để cử hành ThánhThể, hoặc mừng lễ vật khác để phụ giúp những nhu cầu của Hội Thánh hay để nâng đỡ người nghèo.

Dâng bánh

Linh mục đứng ở bàn thờ, cầm đĩa thánh đựng bánh, nâng lên cao một chút và đọc:

Lm: Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất,
Chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này
là hoa màu ruộng đất và công lao của con người,
chúng con dâng lên Chúa
để trở nên bánh trường sinh cho chúng con.

Nếu có hát ca tiến lễ, linh mục đọc thầm câu trên, còn nếu không hát thì linh mục đọc lớn tiếng.
Cuối cùng giáo dân tung hô:

Cđ: Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời.

Linh mục đặt đĩa bánh lên khăn thánh.

Dâng rượu

Phó tế hoặc linh mục rót rượu và một chút nước vào chén thánh, đang khi ấy đọc thầm:

Lm: Nhờ dấu chỉ nước hòa rượu này,
xin cho chúng con được tham dự vào thần tính của Ðấng
đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con.

Linh mục cầm chén thánh nâng lên cao hơn một chút và đọc:

Lm: Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất,
Chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con rượu này
là sản phẩm từ cây nho và công lao của con người,
chúng con dâng lên Chúa
để trở nên của uống thiêng liêng cho chúng con.

Nếu có hát ca tiến lễ, linh mục đọc thầm câu trên, còn nếu không hát, thì linh mục đọc lớn tiếng.
Cuối cùng giáo dân tung hô:

Cđ: Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời.

Rồi đặt chén thánh lên khăn thánh. Sau đó linh mục cúi mình đọc thầm:
Lạy Chúa là Thiên Chúa,
xin thương nhận chúng con
đang hết lòng khiêm nhường thống hối,
và xin cho hy lễ chúng con dâng trước Tôn Nhan hôm nay
được đẹp lòng Chúa.

Tùy nghi xông hương của lễ và bàn thờ, rồi phó tế hoặc một ngườ giúp lễ xông hương cho linh mục và giáo dân.
Sau đó, linh mục rửa tay ở góc bàn thờ và đọc thầm:

Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm,
tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy.

Linh mục trở lại bàn thờ, quay mặt về phía giáo dân, dang tay mời giáo dân cầu nguyện và nói:

Lm: Anh chị em hãy cầu nguyện
để hy lễ của tôi cũng là của anh chị em
được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận.

Giáo dân thưa:

Cđ: Xin Chúa nhận hi lễ bởi tay cha,
để ca tụng tôn vinh danh Chúa,
và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người.

Lời Nguyện Tiến Lễ

Sau đó, linh mục dang tay đọc lời nguyện tiến lễ. Cuối lời nguyện, linh mục kết thúc:

a. Nếu thưa với Chúa Cha:
– Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
b. Nếu thưa với Chúa Cha, nhưng ở cuối lời nguyện vừa nói với Chúa Giêsu:
– Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
c. Nếu thưa với Chúa Giêsu:
– Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

Giáo dân thưa: Amen.

Lời Tiền Tụng

X. Chúa ở cùng anh chị em.
Ð. Và ở cùng cha.
X. Hãy nâng tâm hồn lên.
Ð. Chúng con đang hướng về Chúa.
X. Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta.
Ð. Thật là chính đáng.

Lm: Lạy Cha chí thánh,
nhờ Con yêu quí của Cha là Chúa Giêsu Kitô,
chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc,
thật là chính đáng, phải đạo
và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.
Người là Ngôi Lời của Cha,
nhờ Người, Cha đã tạo dựng muôn loài,
Người được Cha sai đến
làm Ðấng Cứu Ðộ và Chuộc Tội chúng con.
Người đã nhập thể bởi phép Chúa Thánh Thần ,
và được Ðức Trinh Nữ sinh ra.
Ðể chu toàn thánh ý Cha
và để gầy dựng cho Cha một dân tộc thánh thiện,
Người đã dang tay chịu khổ hình
để tiêu diệt sự chết và biểu hiện sự sống lại.
Vì thế, cùng với các Thiên thần và toàn thể các Thánh,
chúng con ca tụng vinh quang Cha
Và đồng thanh tung hô rằng:

Tất cả:

Cđ: Thánh! Thánh! Thánh!
Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.
Trời đất đầy vinh quang Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.
Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.

Kinh Tạ Ơn II

Chủ tế dang tay đọc:
Chủ tế: Lạy Chúa , Chúa thật là Ðấng Thánh,
là nguồn mọi sự thánh thiện.

Chủ tế đặt hai tay trên lễ vật và đọc:
Vì thế, chúng con nài xin Chúa
dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hóa những của lễ này,

Chắp tay. Làm một dấu thánh giá trên bánh và rượu, đang khi đó đọc:
để trở nên cho chúng con
Mình và Máu Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

Chắp tay. Trong những công thức sau đây, các lời của Chúa phải được đọc rõ ràng và lớn tiếng:
Khi tự nguyện nộp mình chịu khổ hình,
Chủ tế cầm lấy bánh, nâng lên một chút và đọc tiếp:
Người cầm lấy bánh, tạ ơn,
bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói:

Hơi cúi mình:
Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn:
Vì này là Mình Thầy,
sẽ bị nộp vì các con.

Chủ tế cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên đĩa bánh, cúi mình thờ lạy.
Rồi đọc tiếp:

Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối,
Chủ tế cầm chén thánh nâng lên cao một chút và đọc tiếp:
Người cầm lấy chén, cũng tạ ơn,
trao cho các môn đệ mà nói:

Hơi cúi mình
Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống:
Vì này là chén Máu Thầy,
Máu giao ước mới và vĩnh cửu,
sẽ đổ ra cho các con
và nhiều người được tha tội.
Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.

Chủ tế nâng chén lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên khăn thánh, cúi mình thờ lạy.

Tung Hô

Rồi chủ tế nói:

Chủ tế: Ðây là mầu nhiệm đức tin.

Giáo dân tung hô:

Cđ: Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết,
và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến.

hoặc có thể chọn mẫu tung hô khác:

Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống chén này
chúng con loan truyền Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa đến.

hoặc:

Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã dùng thánh giá
và sự phục sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con.

Chủ tế dang tay đọc:

Chủ tế: Vì vậy, lạy Chúa,
khi kính nhớ Con Chúa chịu chết và sống lại,
chúng con dâng lên Chúa bánh trường sinh
và chén cứu độ để tạ ơn Chúa,
vì Chúa đã thương cho chúng con
được xứng đáng hầu cận trước Tôn Nhan và phụng sự Chúa.
Chúng con tha thiết nài xin Chúa
cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Ðức Kitô,
được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần.

Ðồng tế 1: Lạy Chúa,
xin nhớ đến Hội Thánh Chúa lan rộng khắp hoàn cầu,
để kiện toàn Hội Thánh trong đức mến,
cùng với Ðức Giáo Hoàng T…
Ðức Giám Mục T… chúng con và toàn thể hàng giáo sĩ.

(Trong thánh lễ có nghi thức riêng, có thể thêm ý cầu nguyện đặc biệt ở chỗ này).

Trong thánh lễ cầu cho kẻ qua đời, có thể thêm:

Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là T…
mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa.
Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa,
thì cũng được sống lại như Người.

Ðồng tế 2: Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con
đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại,
và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ
và thân bằng quyến thuộc chúng con
đã ly trần trong tình thương của Chúa.
Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa.
Chúng con nài xin Chúa thương xót tất cả chúng con,
cho chúng con được đồng hưởng sự sống đời đời,
cùng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa,
các Thánh Tông Ðồ và toàn thể các thánh,
đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại,
và cùng với các Ngài, chúng con được ca ngợi và tôn vinh Chúa,

(Chắp tay)
nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa.

Chủ tế cầm đĩa với bánh thánh và chén, nâng cả hai lên và nói:

Chủ tế: Chính nhờ Người, với Người và trong Người,
Mà mọi danh dự và vinh quang đều qui về Chúa
Là Cha toàn năng,
trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời.

Giáo dân tung hô: Amen.

D. Nghi Thức Hiệp Lễ

Ðặt chén và đĩa xuống, chủ tế chắp tay đọc:

Chủ tế: Vâng lệnh Chúa Cứu Thế, và theo thể thức Người dạy, chúng ta dám nguyện rằng:
Chủ tế dang tay và cùng với giáo dân đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện danh Cha cả sáng,
Nước Cha trị đến,
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,
và tha nợ chúng con
như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con;
xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

Chủ tế dang tay đọc một mình:

Chủ tế: Lạy Chúa , xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ,
xin đoái thương
cho những ngày chúng con đang sống được bình an.
Nhờ Chúa rộng lòng thương cứu giúp,
Chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi
và được an toàn khỏi mọi biến loạn,
đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc,
và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô,
Ðấng Cứu Ðộ chúng con.

Chắp tay.

Giáo dân tung hô kết thúc lời nguyện:

Cđ: Vì vương quyền, uy lực và vinh quang
là của Chúa đến muôn đời.

Chủ tế dang tay đọc rõ tiếng:

Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với các Tông đồ rằng:
“Thầy để lại bình an cho các con,
Thầy ban bình an của Thầy cho các con”.
Xin đừng chấp tội chúng con,
nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa;
xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an
và hợp nhất theo thánh ý Chúa.

(Chắp tay)
Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

Giáo dân thưa: Amen.

Chủ tế quay về phía giáo dân, dang tay rồi chắp tay lại và nói:

Chủ tế: Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em.

Giáo dân thưa: Và ở cùng cha.

Tùy nghi chủ tế hoặc phó tế nói:

Chủ tế hoặc phó tế: Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau.

Mọi người tỏ cho nhau dấu bình an và bác ái theo phong tục địa phương. Chủ tế chúc bình an cho phó tế hay cho người giúp lễ. Rồi bẻ bánh trên đĩa, lấy một miếng nhỏ bỏ vào chén và đọc thầm:

Xin cho việc hòa Mình và Máu Ðức Giêsu Kitô,
Chúa chúng con mà chúng con sắp lãnh nhận
đem lại cho chúng con sự sống muôn đời.

Trong khi đó hát hoặc đọc:

Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian: xin thương xót chúng con.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian: xin thương xót chúng con.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian: xin ban bình an cho chúng con.

Nếu việc bẻ bánh kéo dài, có thể lặp lại nhiều lần “Lạy Chiên Thiên Chúa”, nhưng lần cuối cùng vẫn kết “xin ban bình an cho chúng con”.

Chủ tế chắp tay đọc thầm:

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, bởi thánh ý Chúa Cha và nhờ sự hợp tác của Chúa Thánh Thần, Chúa đã chết để ban cho thế gian được sống, xin dùng Mình và Máu Thánh Chúa đây cứu con khỏi mọi tội lỗi và mọi sự dữ; xin cho con hằng tuân giữ giới răn Chúa, và đừng để con lìa xa Chúa bao giờ.

Hay là:

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
con sắp rước Mình và Máu Thánh Chúa,
xin đừng để con vì thế mà bị xét xử và luận phạt,
nhưng nhờ lòng Chúa nhân từ,
xin che chở và cứu chữa hồn xác con.

Chủ tế bái gối rồi cầm bánh thánh lên trên đĩa, quay về phía giáo dân đọc lớn tiếng:
Chủ tế: Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.
Chủ tế đọc chung với giáo dân một lần:
Cđ: Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh.

Chủ tế đọc thầm:
Xin Mình Thánh Chúa Giêsu gìn giữ con,
cho con được sống muôn đời.

Chủ tế cung kính rước Mình Thánh. Rồi cầm chén và đọc thầm:
Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con,
cho con được sống muôn đời.

Chủ tế cung kính rước Máu Thánh. Rồi cầm đĩa hoặc chén đựng Mình Thánh đi đến từng người rước lễ, nâng bánh thánh lên một chút và nói:
– Mình Thánh Chúa Kitô.

Người rước lễ thưa:
– Amen.

Và cho rước lễ.

Nếu phó tế hoặc một thừa tác viên khác cho rước lễ thì cũng làm như vậy.
Nếu cho rước lễ dưới hai hình thì giữ như luật dạy.
Trong lúc chủ tế rước lễ thì bắt đầu hát ca hiệp lễ.
Cho rước lễ xong, chủ tế hoặc phó tế tráng chén. Trong lúc tráng chén, chủ tế đọc thầm:

Lạy Chúa, miệng chúng con vừa rước Mình và Máu Chúa, xin cho chúng con tiếp nhận với tâm hồn trong sạch, và xin cho ân huệ đời này trở nên linh dược cho chúng con được sống muôn đời.
Chủ tế có thể trở về ghế. Tùy nghi giữ thinh lặng thánh trong ít phút, cũng có thể hát hoặc đọc thánh vịnh hay thánh ca tạ ơn.

Lời Nguyện Hiệp Lễ

Chủ tế đứng tại ghế hoặc lên bàn thờ và nói:
Chủ tế: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
Nếu trước đó không có thinh lặng thánh thì mọi người cùng với chủ tế thinh lặng cầu nguyện trong giây lát. Rồi chủ tế dang tay đọc lời cầu nguyện hiệp lễ.
Kết thúc Lời Nguyện Hiệp Lễ, chủ tế:

a. Nếu thưa với Chúa Cha:
Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
b. Nếu thưa với Chúa Cha, nhưng ở cuối lời nguyện vừa nói tới Chúa Giêsu:
Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
c. Nếu thưa với Chúa Giêsu:
Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

Giáo dân: Amen.

F. Nghi thức kết lễ

Nếu có gì thông báo cho giáo dân thì nói lúc này.
Ðể giải tán, chủ tế quay về phía giáo dân, dang tay chào:

Chủ tế: Chúa ở cùng anh chị em.
Giáo dân thưa: Và ở cùng cha.

Chủ tế ban phép lành:

Chủ tế: Xin Thiên Chúa toàn năng
là Cha, và Con X và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em.

Giáo dân thưa: Amen.

Trong ít nhiều ngày hay trường hợp, trước công thức ban phép lành, theo chữ đỏ, theo công thức khác trọng thể hơn, hoặc có lời nguyện trên dân Chúa.
Phó tế hoặc chủ tế chắp tay quay về phía giáo dân tuyên bố:

Phó tế hoặc chủ tế: Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an.

Giáo dân thưa: Tạ ơn Chúa.

Chủ tế cung kính hôn bàn thờ như đầu lễ. Cúi mình chào bàn thờ chung với các người giúp lễ, rồi về phòng thánh.
Nếu ngay sau thánh lễ có nghi thức phụng vụ thì bỏ nghi thức giải tán.

{ 59 comments… add one }
  • Vinh November 30, 2023, 7:55 pm

    Cám ơn mọi thành viên ban quản trị trang web đã làm rất chi tiết cho người đọc và tham dự thánh lễ moi khi đi nước ngoài that sốt sáng, xin thiên chúa ban muôn ơn lành cho quý vị!

  • Nguyễn Bảo May 2, 2022, 4:41 am

    hay lắm luôn mình lớn lên mình làm linh mục là mình mở lên luôn

  • maria March 12, 2022, 1:44 am

    có hết luôn quá hay.mình có thể học thuộc luôn đấy

  • Lính quang Minh November 8, 2020, 2:19 am

    Trang này có nhiều ý kiến rất hay.
    Cám ơn

  • Thanh February 11, 2020, 12:25 am

    Bộ lễ có bản phiên dịch chi tiết từ và tổng quát lời kinh qua tiếng Hàn không ạh. Con dự lễ cùng với người Hàn Quốc. Nhưng tự tìm dịch thì chỉ mới biết chút ít và lời dịch không chính xác. Con mong mỏi được học và dự lễ một cách thông hiểu và sốt sắng hơn.

  • Giu Se Nguyễn Thanh Phúc November 3, 2019, 4:02 am

    Con muốn tìm hiểu về nghi thức cải táng ( Bốc mộ) cho người công giáo cần làm những điều gì? cho hợp với lẽ đạo

  • lenghia March 24, 2019, 10:17 am

    cho minh hỏi lúc dân bánh thánh có người lên nhận con có ngưòi khoong lên nhận mà bánh thánh đo có y nghĩa gì vây

    • Lucia August 28, 2019, 2:11 am

      Những người không lên nhận bánh vì họ đã phạm tội chưa xưng tội nên không thể lên rước lễ. Sau khi xưng tội vẫn rước lễ nhận bánh bình thường nha bạn.

    • Joan Maria October 19, 2019, 12:26 pm

      Bánh thánh và rượu sau khi thánh hóa là thân thể và máu của Chúa Giê-su bạn ạ. Chúa dâng hiến chính mình làm của lễ đền tội cho chúng ta. Những ai chưa được rửa tội thì sẽ không được rước Thánh Thể, nhưng vẫn có thể lên để được các cha chúc lành.

    • IE January 31, 2020, 9:44 pm

      Đó là nghi thức rước lễ mình và máu Chúa. Người không thực hiện rước lễ thường có hai kiểu, hoặc là người đó chưa nhập môn làm bí tích rửa tội, hai là người đó phạm tội nhiều và chưa đi xưng tội bạn ah.

  • Linhtuannhabac March 28, 2014, 10:26 am

    Yoi di le nhieu roi nen toi rat thuoc may cau nay cac ban nen sieng di le hon con nhung ban khong di theo dao thi tap theo dao vi di dao la mot niem vui suong cho tat ca chung ta

  • Ngoccan November 3, 2013, 1:55 pm

    Em di nha tho dc 3 thang r, em muon theo dao can nhung thu tuc gi, nen theo dong nao va mua nhung sach gi a???

  • Tran April 30, 2013, 9:40 pm

    Em muon hoi khi xong huong thi cu the nhu the nao? Vi em tham du Thanh Le khi thi linh muc xong hai cai, khi thi xong ba cai. Xin vui long cho em biet cu the.

    • JOS. TẠ QUANG DUY May 6, 2013, 10:02 pm

      Thân chào bạn. Đây là một số những gì mình có thể biết bạn à:
      Nghi thức xông hương trong thánh lễ
      Số 276 và 277 trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma năm 2002 quy định nghi thức sử dụng hương trong thánh lễ như sau:
      1. Xông hương khi nào
      Số 276 Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma
      “Việc xông hương có thể tùy nghi sử dụng trong bất cứ nghi thức thánh lễ nào. Có thể sử dụng trong các thánh lễ nhớ buộc hay lễ nhớ tùy và cả trong các thánh lễ thường ngày.
      – Trong khi đi rước ra bàn thờ.
      – Lúc đầu thánh lễ xông hương thánh giá và bàn thờ.
      – Khi đi rước sách Tin Mừng và trước khi công bố Tin Mừng.
      – Khi bánh rượu đặt trên bàn thờ, xông hương của lễ, Thánh Giá, bàn thờ, linh mục chủ tế (linh mục đồng tế nếu có) và dân chúng.
      – Khi giơ Mình Thánh và Chén Thánh lên sau truyền phép.”
      2. Xông hương thế nào
      Số 277 Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma
      Linh mục khi bỏ hương vào bình thì thinh lặng và làm phép bằng một dấu thánh giá.
      Người xông hương, trước và sau khi xông thì cúi đầu đối với những người, những sự vật được xông hương, nhưng không cúi đầu đối với bàn thờ và của lễ để hiến tế trong thánh lễ.
      * 3 lần đưa bình hương lên xông đối với:
      – Mình Thánh Chúa
      – Tượng chịu nạn (Thánh Giá).
      – Các tượng hay ảnh Chúa khi trưng bày công khai để tôn kính
      – Những của lễ trên bàn thờ để hiến tế trong thánh lễ.
      – Thánh giá trên bàn thờ
      – Sách Tin Mừng
      – Nến Phục Sinh
      – Linh mục
      – Cộng đoàn.
      * 2 lần đưa bình hương lên xông đối với:
      – Các di tích của các thánh (ví dụ: di hài các thánh…)
      – Các ảnh, tượng các thánh được đặt công khai tôn kính.
      *** Và chỉ xông một lần vào lúc bắt đầu cử hành thánh lễ, tức là khi xông hương bàn thờ.
      * Đối với bàn thờ thì xông đơn, theo cách thức sau:
      Nếu bàn thờ tách rời với vách tường thì linh mục xông xung quanh bàn thờ.
      Nếu bàn thờ một mặt gắn liền hay sát với vách tường thì linh mục xông bên phải rồi xông bên trái bàn thờ.
      Đối với tượng chịu nạn: nếu tượng chịu nạn được đặt trên bàn thờ hay kế cận bàn thờ, thì xông tượng chịu nạn trước khi xông bàn thờ, nếu không thì sẽ xông tượng chịu nạn khi linh mục đi ngang qua.
      Linh mục xông hương những lễ vật trước việc xông hương tượng chịu nạn và bàn thờ với ba cú, mỗi cú hai lắc; hoặc xông với việc lắc bình hương theo hình thánh giá và hình tròn trên lễ vật.
      *** Cũng nên lưu ý rằng, tại Việt Nam Ủy Ban Giám mục về Phụng Vụ, ngày 25-09-1974 đã ra thông cáo như sau:
      “Ủy ban Giám mục về Phụng vụ xin trân trọng thông báo: Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong phiên họp ngày 12-6-1974, tại Tu viện Phước Sơn, Thủ Đức, đã đồng ý cho các nơi thí nghiệm những điểm sau đây:
      1) Có thể bái gối hoặc cúi mình.
      2) Có thể sử dụng tiếng tôi, chúng tôi, hoặc chúng con.
      3) Có thể xông hương như xưa nay, hoặc bỏ hương vào lư, hoặc đốt hương nén (nhang), và cắm vào bát hương.
      Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra thông báo 3 nội dung trên đây khi cử hành thánh lễ, nói lên tính thời sự, cập nhật, theo sát với tinh thần Phụng Vụ Giáo Hội Công Giáo Roma và việc hội nhập văn hóa theo Hiến Chế Phụng Vụ của Công Đồng Chung Vaticano II.
      Thân ái, hy vọng là có thể giúp bạn được điều gì.

  • Bùi liên March 11, 2013, 2:32 pm

    Em muốn coppy phần nghi thức thánh lễ này để gửi cho 1 người bạn muốn tìm hiểu về đạo TC nhưng không coppy được cũng không có link nào. M.n có thể chỉ cho e cách down không ạ.

    • JOS. TẠ QUANG DUY May 6, 2013, 9:55 pm

      Thân chào bạn, bạn có thể dùng chuột bôi đen rồi copy về Worrd được mà, rồi sau đó in ra hay đính kèm tập tin trên email gửi qua cho người kia. Còn không thì bạn có thể mua tặng người đó cuốn Sách lễ Rôma “Nghi thức Thánh lễ” (Dành cho giáo dân) của Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, NXB. Tôn Giáo ấn hành cũng được, trong đó cũng chỉ rõ nghi thức của Thánh lễ đó bạn. Chúc bạn luôn Bình an.

  • Cathy February 7, 2013, 10:43 pm

    Kinh goi anh chi em! Cathy ko fai dao cong giao, nhung moi chu nhat, cathy deu di le o nha tho my, cathy cung muon vao dao, nhung ko co thoi gian . Co ban ban biet o dau hay o web site nao de cathy hoc tren online ko?Vi di nha tho ko an duoc banh thanh . Minh ngoi duoi minh thay ngai. Cam on anh chi

    • JOS. TẠ QUANG DUY May 6, 2013, 10:16 pm

      Chào bạn Cathy, trang web để bạn học Giáo lý hay nghi thức bất kì, hay Giáo luật thì rất nhiều, bạn có thể lên mạng, vào trang Web của các Giáo phận hay Dòng tu, hay các trang Web thuộc Hội đồng Giám mục, Ủy ban Phụng tự,… Nhưng mình có điều này bạn à, trên đó bạn chỉ học lý thuyết căn bản để hiểu thêm thôi, còn nếu muốn được theo đạo thì trước hết bạn phải tin đã ( có lẽ bạn đủ điều kiện rồi), thì bạn tới xin rửa tội nhưng thông thường bạn sẽ theo học Giáo lý với Linh mục tu sĩ hay người dạy Giáo lý của nhà thờ ( ở Việt Nam, khoảng thời gian này đối với người lớn bình thường là khoảng 6 tháng -1 năm; còn đối với những người tiếp thu yếu hơn thì khoảng 6 tháng – 2 năm). Sau khoảng thời gian này, bạn sẽ được kiểm tra để lãnh nhận các bí tích, thì sau đó bạn mới có thể rước lễ.
      Chúc bạn Bình an và Hạnh phúc.

  • Francisco Xavier January 3, 2013, 2:42 am

    Gởi Anh Chị Em Công Đoàn.
    Tôi đi tham dự thanh lễ có những việc muốn nói thế này :
    1/ ở phần đọc hay hát Kinh Vinh Danh tới đoạn ” Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh,
    chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao,” Lúc này toàn thể cộng đồng đều phải cuối đầu. Tuy nhiên hiện nay minh thấy các nhà thờ khi công đoàn đọc đến đoạn ” Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời,” và ” Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô,”
    ” Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa “. là cuối đầu loạn xạ, người cuối, người không…
    2/ Phần Phụng Vụ Thánh Lễ , ở phần dâng rượu và bánh của Linh Mục ” Khi tự nguyện nộp mình chịu khổ hình,
    Chủ tế cầm lấy bánh, nâng lên một chút và đọc tiếp:
    Người cầm lấy bánh, tạ ơn,
    bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói:
    Hơi cúi mình:
    Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn:
    Vì này là Mình Thầy,
    sẽ bị nộp vì các con.
    Chủ tế cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên đĩa bánh, cúi mình thờ lạy.
    Rồi đọc tiếp:
    Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối,
    Chủ tế cầm chén thánh nâng lên cao một chút và đọc tiếp:
    Người cầm lấy chén, cũng tạ ơn,
    trao cho các môn đệ mà nói:
    Hơi cúi mình
    Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống:
    Vì này là chén Máu Thầy,
    Máu giao ước mới và vĩnh cửu,
    sẽ đổ ra cho các con
    và nhiều người được tha tội.
    Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”
    Có nhà thờ rung chuông, có nhà thờ gỏ tróng + chiên. Thì lúc này giáo dân cúi đầu cho đến khi hết tiếng chuông hoặc hết tiếng tróng + chiên mới ngâng đầu lên. Tuy nhiên hiện nay mình thấy công đoàn ( Đa Số ) lúc rung chuông không cúi đầu mà đợi linh Mục dâng bánh và rươu xong cúi đầu thì họ mới cuối đầu ” báy lại Linh Mục “. Hồi còn nhỏ xíu mình đi dự lễ thấy cúi đầu có hỏi ba rằng ” vì sao rung chuông phải cuối đầu ” ba giải thích rằng ” đó là nghi thức tưởng niệm lại hình ảnh Chúa Giesu dâng bánh và rươu trong bửa tiệt ly ” nên chúng ta cúi đầu tưởng niệm lại nghi thức ấy. Chứ không phải cúi báy lại Linh mục dâng lễ như 1 số giáo dân hiện tại nhầm tưởng.
    Theo ý mình đã là nghi thức thì phải đồng nhất từ đó mới tạo nên sự trang nghiêm trong thánh lễ và cũng là hình ảnh đẹp cho người ngoại đạo nhìn vào sự đồng nhất của chúng ta khi tham dự thanh lễ trang nghiêm. Còn như hiện tại thì mình thấy … còn bứt xúc huống hồ người ngoại đạo??? Vài lời tâm sự cùng anh chi em và mong rằng các Linh Mục chánh sứ lưu ý nhắt nhở giáo dân để tất cả cộng đồng con Thiên Chúa đều hiệp nhất nghi thức trong Thánh Lễ. Trân trong cám ơn đã đọc những dòng tâm sự này.

    • (T_T) February 2, 2013, 2:53 am

      Nếu cúi xuống thì sao nhìn ngắm được Ngôi Hai Thiên Chúa ẩn mình trong phép lạ Tình yêu? Trong 1 mạc khải tư, Chúa Giêsu dạy phải nhìn ngắm Ngài đang ngự trong Bí Tích Thánh.

      • Tuấn July 17, 2020, 4:10 am

        Chào bạn , khi cha đưa bánh lên thì mình ko cúi đầu để mình chiêm ngưỡng ngôi 2 Thiên Chúa trong mầu nhiệm thánh thể , khi cha đặt thánh thể xuống bạn có thể đồng hiệp nhất cúi đầu để cảm tạ hồng ân nhé

    • JOS. TẠ QUANG DUY May 6, 2013, 9:44 pm

      Chào bạn, mình là một người tân tòng nên những câu lạy có cúi đầu và mang ý nghĩa thế nào thì mình chưa rõ lắm, nhưng theo mình nghĩ thì cúi đầu ở những câu thưa trên là để thể hiện niềm tin kính và sự khiêm nhường của chúng ta khi “Lạy Chúa”.
      Còn trong nghi thức Thánh thể, chúng ta có thể hiểu thế này: khi Linh mục cúi đầu đọc câu “Tất cả các con hãy nhận lấy…” thì giáo dân cũng nên cúi đầu vì đây là lúc chúng ta cùng tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Còn khi Linh mục đưa bánh rượu lên cao và có chuông hay trống chiêng gì đó, chúng ta không những không nên cúi đầu mà còn phải hướng nhìn lên bánh rượu nữa kia, vì đây là khi thể hiện niềm tin Đức Kitô Phục sinh và nhờ bánh rượu đã hóa thành Mình Và máu Thánh Người mà chúng ta được cứu độ. Thân chào bạn, chúc bạn luôn bình an.

      • Francisco Xavier November 22, 2013, 11:15 am

        Chao JOS TẠ QUANG HUY.
        Bạn JOS ạ, chỉ có Mình và máu Thánh của Chúa biến thành Bánh và Rượu ” ĐÂY LÀ MÌNH TA CHÍNH LÀ CỦA ĂN VÀ MÁU TA CHÍNH LÀ CỦA UỐNG….AI ĂN MÌNH TA VÀ UỐNG MÁU TA THÌ SẼ ĐƯỢC SỐNG MUÔN ĐỜI “. Chứ không như bạn đã nghĩ ngược lại vấn đề : ” nhờ bánh rượu đã hóa thành Mình Và máu Thánh Người ” Bạn nên xem lại giáo lý nhé. Chúc bạn bình an trong tay Chúa và đức Mẹ.

        • Duong Pham October 18, 2018, 1:11 pm

          Xin chào Francisco Xavier, dẫu đã 4 năm nhưng hôm nay mình mới đọc được những chia sẻ của bạn. Trong giáo lý dạy chính bánh và rượu nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần đã trở thành Mình và Máu của Chúa Giêsu chứ không phải Mình và Máu Thánh Chúa trở nên bánh và rượu như bạn nói. Đồng thời, câu Lời Chúa bạn trích ra không hề nói đến việc Mình Máu thành bánh rượu mà chỉ cho ta thấy rõ chúng ta được nuôi bởi Mình và Máu Thánh Chúa. Chúc bạn Bình An ạ!

          • Trùng Dương June 26, 2019, 3:53 pm

            Ông Francisco Xavier ấy lộn giáo lý. Bởi vì nếu mà “Mình và máu Thánh của Chúa biến thành Bánh và Rượu” thì cần gì tuyên xưng là bí tich Thánh Thể và là một “mầu nhiệm Đức Tin”.

            Nhưng về phía các giáo phái Tin Lành, họ không công nhận bí tich Thánh Thể.

    • VUMOI November 22, 2013, 5:16 am

      Tôi thấy cúi lạy khi LM cúi lạy có ý nghĩa hơn,vì khi Vị LM đưa bánh hoặc rượu lên cao cho GD thấy thì không lẽ lại cúi xuống, thế thì chẳng thấy Chúa Giêsu ngu trong BT Thanh the dau ca luc nay moi la luc tuong niem va nhin thay Chua day

      • Francisco Xavier November 22, 2013, 11:28 am

        Chào bạn VUMOI
        Bạn ạ có sự tôn kính tối cao nào mà khi ” TƯỞNG NIỆM ” LẠI NGƯỚC MẶT LÊN TRỜI KHÔNG HẢ BẠN??? ( không lẽ lại cúi xuống, thế thì chẳng thấy Chúa Giêsu ngu trong BT Thanh the dau ca luc nay moi la luc tuong niem va nhin thay Chua day). Khi ta tương niệm hành động cúi đầu xuống là sự tôn kính, khiêm nhường nhất là với Đấng Tối Cao và sự thương khó mà Chúa GieSu đã hy sinh thân mình để cứu rỗi tội lỗi cho chúng ta đã phạm từ thời bà Eva. Vì thế khi vị chủ tế ( cha chủ tế ) đưa bánh và rượu lên thì người phụ giúp lễ phải rung 1 hồi chuông dài hoặc đánh trống, chiên cho đến khi Linh Mục chủ tế hạ tay xuống bàn thánh. Thân ái chào bạn.

    • Quân Jos April 13, 2014, 11:22 pm

      Theo quy định thì nghe hoặc đến danh thánh Chúa Giê-su, Đức Mẹ và vị thánh được mừng kính vào ngày hôm đó (nếu có) thì cúi đầu.

      • Cathy tran April 14, 2014, 11:44 am

        Cathy muon vo dao nhung ko biet co ai day dao tren online ko

    • JOS Mr. Z May 6, 2014, 2:14 pm

      Mình cũng đồng ý với một vài quan điểm của bạn, nhưng theo mình là như thế này, nếu như rung chuông thì có hai lần rung chuông, lần thứ nhất rung chuông là để cho giáo dân chiêm ngưỡng mình thánh và máu thánh chúa, sau đó giúp lễ dừng rung chuông lại và rung tiếp lần thứ 2, lần này là để cho giáo dân cúi đầu tưởng niệm lại, hết chuông có nghĩa là kết thúc việc tưởng niệm. Còn nếu dùng chiêng thì gõ 3 lần, lần thứ nhất là để cho giáo dân bắt đầu chiêm ngưỡng mình và máu thánh chúa, gõ lần thứ 2 là để cho giáo dân cúi đầu tưởng niệm, gõ lần thứ 3 là để kết thúc việc tưởng niệm
      chúc các bạn luôn bình an trong tay chúa và hiểu đúng về thánh lễ

    • Francisco Xavier September 6, 2019, 3:44 am

      Khi chủ tế cầm bánh dâng lên cao, mục đích cho giáo dân chiêm ngắm bạn ơi, khi cha hạ xuống và bái, thì giáo dân sẽ cùng bái theo, và cầu nguyện riêng ngắn gọn, ko biết cầu nguyện ý riêng thì nên xưng rằng” lạy Chúa con là + tên thánh vd lạy Chúa con là Francisco Xavier tội lỗi của chúa.” theo chia sẻ của cha Vũ Thế Toàn, trên YouTube, bài nào thì mình ko nhớ rõ bạn ah, chúc bn 1ngày bình an.

  • Julie November 2, 2012, 3:41 pm

    Is that possible to translate all this Nghi Thuc Thanh Le to English or does anyone know any website that has English version?? Thanks a lot.

    • Stephen February 1, 2013, 4:37 pm

      Ở nhà thờ Mỹ nào cũng có sách kinh với nghi thức thánh lễ ở ngay hàng ghế bạn ngồi đó bạn!

  • Lam Vy Vy October 11, 2012, 11:56 am

    Thanks pạn… hay lắm 😀

  • Mailoan September 8, 2012, 10:25 pm

    Hi!
    Minh rat cam on ve bai post o tren , giup minh de dang hon trong viec hoa nhap cung cong dong nguoi cong giao. Nhung minh khong biet co trang web nao dang bai post nhu tren nhung duoc dich ra bang tieng anh khong ? Xin moi nguoi huong dan giup minh . Xin chan thanh cam on.

  • TRỊNH XUÂN CƯỜNG August 17, 2012, 9:51 am

    LẠY CHÚA LÀ THIÊN CHÚA CỦA CHÚNG CON, CON ĐÃ TIN NGÀI VÀ CON SẼ LÀM LINH MỤC CỦA NGÀI XIN NGÀI HÃY CHO CON BIẾT CON PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CẢ THẾ GIỚI BIẾT TỚI NGÀI VÀ ĐỂ THEO NGÀI…… LẠY CHÚA CON TÍN THÁC VÀO CHÚA

  • thuy Dinh June 6, 2012, 2:14 am

    Trong đám giỗ thường thì hay đọc các kinh sau: bao giờ cũng phải nguyện trước đã, rồi mới đọc kinh Tin-Cậy-Mến, Kinh Thú nhận, kinh Vực sâu, kinh Cám ơn, kinh Phục dĩ, kinh Ông Thánh…..(ở nơi bạn quan thầy Ông thánh gì thì đọc kinh ông thánh ấy). và còn kinh gì nữa mình cũng ko nhớ hết, nhưng nói chung là có các kinh này, sau cùng thì đọc 3 câu lạy nữa là xong. (bạn nên nhớ là có nơi thì họ đọc cả 5 chục kinh tràng hạt đấy, có nơi thì đọc tắt thôi ko biết quê bạn ở đâu) tạm thời thế nhé, chào bạn! chúc bạn học tốt để buổi cầu nguyện được tốt lành.

  • pham manh April 21, 2012, 5:10 am

    cam ta hong an thien chua. sap toi con se chiu phep rua toi de duoc lam con cai chua. va con duoc song cung chua, ta on thien chua.

  • NguyenTram June 1, 2011, 1:31 am

    Chào anh chị !
    Mình đang học giáo lý dự tòng, vì mới vào đạo nên mình không biết việc tổ chức giỗ đầu như thế nào, các kinh đọc , lời nguyện hay bài hát… thường dùng là gì nữa.
    Cuối tháng này, mình muốn hiểu, thuộc hết những gì cần trong việc tổ chức Giỗ đầu. Mà tìm trên mạng chưa được gì cả. Mong anh chị em công giáo giúp đỡ!

    Cảm ơn anh chị em nhiều!

  • Nguyễn Quốc Gia November 10, 2010, 12:33 pm

    Quả thật, từ khi có lời đối thoại mới trong Thánh Lễ Misa chưa 1 lần nào tôi dùng từ theo lời mới. Vì tôi thấy không ổn trong ngôn từ.

    Tôi xin trích đoạn:

    ” Xin Chúa nhận hi lễ bởi tay cha, để ca tụng tôn vinh danh Chúa, và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người “.

    Vậy tôi xin hỏi quý vị, ở trong lời này mình nguyện xin ai? Phải chăng là giáo dân cùng hợp lời nguyện xin để Thiên Chúa nhận lời. Không có người con nào khi xin Cha mình lại lấy danh xưng là Ta xin Cha, vì nếu có lời nguyện ấy sẽ không được Cha nhận lời.

    ” Vì vương quyền, uy lực và vinh quang
    là của Chúa đến muôn đời “.

    Thiên Chúa là đấng nhân từ, lẽ nào ngài phô trương sức mạnh của Ngài để cải hóa con người sao! Nếu có xin mọi người chỉ ra trong suốt 33 năm ở trần thế trong đó có 3 năm Ngài rao giảng về Nước Trời có từ nào chỉ sức mạnh uy lực để kêu gọi loài người cải thiện đời sống hay không? Có chăng, ấy là sự trừng phạt vì con người không hoán cải.

    Tôi không hiểu sao cả một Hội Đồng Giám Mục lại để mặc và cho in ấn ra như vậy. Chẳng lẽ Hội Đồng không kiểm tra lại trước khi chính thức đưa vào Nghi Thức Thánh Lễ ư.

    Một số Linh Mục tuy không nói thẳng ra nhưng các vị cũng phàn nàn cách này hay cách khác về lời đối thoại thật lủng củng.

    Còn nhiều những ngôn từ đã được dùng trong Thánh Lễ Misa làm cho nhiều người đọc mãi cũng không hiểu, ý nghĩa ra sao và dùng từ như vậy có đúng chăng( ? )

    Tôi không phê bình, không chỉ trích mà là góp ý và xây dựng sao cho Nước Chúa ngày càng mở rộng trên khắp hoàn cầu này.

    • Joseph Nguyen gravée pour November 6, 2011, 12:05 am

      Tôi là người không học nhiều nên cũng không biết nhiều nhưng theo tôi nghĩ cách mà các đấng Bản quyền đưa ra chắc chắn không chỉ là minh các Ngài thông qua mà rất nhiều các Ban trong Hội Thánh thông qua rồi mà tôi cũng nghĩ các Ngài Có Chức Thánh Được Thiên Chúa Linh Hứng Để làm việc cho Ngài cho nên theo tôi thi tôi tin tưởng vào những gì các Ngài đưa ra ma toi nghi quan trọng là ở mình thôi trong lòng minh đã có Chúa Thực thi theo tôi không quan trọng ngôn từ hay là gì cả theo toi nghi là như thế còn tùy vào mỗi người cảm nhận Thiên chúa theo cách của họ

    • Hung November 8, 2011, 6:53 am

      Chào bạn!

      Theo mình thấy việc bạn trích câu ”Xin Chúa nhận hi lễ bởi tay cha, để ca tụng tôn vinh danh Chúa, và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người“ thì mình nghĩ như thế này trong giáo lý kito giáo thì Linh Mục có bổn phận dâng lễ cũng như đón nhận những của lễ mà giáo dân dâng tiến vì vậy linh mục chỉ mang tính chất thừa hành vì vậy từ Cha ở đây chỉ Linh Mục có trách nhiệm dâng tiến của lễ và chúa ở đây là thiên chúa chứ không riêng chúa Giê-su.

      Nếu nói câu ”Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời“ thì bạn cũng nên xem xét lại vì thiên chúa ở đây là thiên chúa ba ngôi vì vậy bạn dường như đã hiểu nhầm ý của câu này là chỉ nói riêng chúa Giê-Su

      thân chào bạn !

    • Maria Madalene January 3, 2012, 11:17 pm

      Anh không phải là người Công Giáo, không phải là KiTo Hữu nên làm sao anh hiểu được ý nghĩa những lời kinh, lời chúc tụng. Người Công Giáo nào cũng được học Giáo Lý nên họ hiểu. Người Công Giáo chính cống thì học Giáo Lý với 5 cấp bậc, thời gian học là khoảng 9-18 năm tuỳ địa phương…Còn anh chị theo Đạo chỉ học 3 tháng…Cầu nguyện không chỉ là đơn lẽ nhưng đó là một Cộng Đoàn cùng nhau dâng lời Hiệp Nhất lên Chúa là Cha Chí Ái cho nên mới có cụm từ ‘ ta – chúng ta’
      Mỗi người có 1 quan điểm, mỗi cha có một suy nghĩ nhưng những câu kinh, lời ca đã tồn tại qua hàng ngàn năm, những câu ca, nghi thức, lời kinh đều của Phương Tây đi theo đường truyền đạo nên Cộng Đoàn đã cố gắng dịch cho sát nghĩa…Tôi hiểu suy ngh4 của anh nhưng nếu anh muốn xây dựng Nước Chúa thì trước tiên anh nên học lại Giáo Lý để hiểu rõ hơn ý nghĩa của Lễ Misa

      • Gioan Khanh August 27, 2012, 9:09 pm

        Mình cũng có suy như bạn.

      • HONG LE April 12, 2013, 5:59 pm

        MARIA MADALENE VIET HAY QUA VA NOI RAT LA DUNG, MINH LA NGUOI SINH O TRI BUU, QUANG TRI, NGUON GOC LA DAO CONG GIAO TU NHO, GAN NHA THO LAVANG NOI DUC ME DA HIEN RA, VA HON NUA ME CUA MINH TEN THANH LA MARIA MADALENA, NGAY HOM NAY MINH LEN MANG DE TIM TIENG THANH LE VIET NAM HELP ONG CHA MY LAM LE VI ONG CHA NAY MUON HOC TIENG VIET NAM KHI LAM LE, TINH CO DOC THAY LOI HAY Y NGHIA CUA DALENA VIET THAT RO RANG, CHUNG TO CO LA MOT NGUOI CO MOT KHOI DAO GOC, THAN CHAO OKLAHOMA

        • Bui Family February 26, 2015, 3:28 pm

          Mình cũng đang có ý tìm “Sách Lễ Giáo Dân” để tìm mua online nhưng tạm thời (emergency) trong lúc này dùng tài liệu này rất giá trị. Cám ơn quý Cha, Thầy, Soeur các bậc Thầy đã và đang chuyển giao kiến thức “Đạo Lý” cho mọi người.
          Rất kính và quý mến.
          Bui Family
          California

      • Phaolo Nguyen my July 23, 2019, 3:38 pm

        Ban khoe khoang la Hieu giao Ly . Phan biet tan tong va dao dong . Ban nen hoc lai giao Ly . Tat ca la con cai cua chua . Lay chua Xin tha toi cho Chung con vi Chung con da xuc Pham chua amen

    • (T_T) May 26, 2012, 12:22 pm

      Hình như cũng lâu lắm rồi đã có xuất hiện thông báo sửa tất cả các từ “chúng con” thành “chúng ta”. Ý kiến đầu của anh thì em cũng đồng cảm.
      Còn ý kiến sau thì câu ”Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời“ đã có từ rất lâu đời trong phụng vụ rồi. Nếu anh tìm hiểu các bản kinh Lạy Cha trên Wiki thì thấy câu này là phần kèm thêm sau kinh Lạy Cha (đương nhiên câu này là người ta thêm vào, chắc là để tung hô Chúa).
      Với lại đây là bản dịch mới từ bộ lễ Rôma, nên… không thể bỏ câu này được 😀 Nó là 1 phần của phụng vụ mà. Còn ý nghĩa câu này thì dễ hiểu thôi, anh thử đọc các bài đọc trong thánh lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ (đọc thêm các câu sau trong bản văn Kinh Thánh nữa). Với lại anh cũng nhầm lẫn 2 khái niệm: sở hữu và sử dụng. Không thể đánh đồng chuyện 1 vị vua có “uy quyền” là 1 vị vua “bạo quyền” được phải không anh?

    • Binh May 27, 2013, 11:17 am

      Xin gop y cho ban Quoc Gia
      Boi cau ban trich khong phai la loi nguyen dang len Thien Chua, nhung do la loi doi dap giua giao dan va linh muc chu te: anh chi em hay cau nguyen de hy le cua toi cung la cua anh chi em duoc Thien Chua la Cha toan nang chap nhan…” va bay gio moi co cau dap cua giao dan : “Xin Chua nhan hy le…. chung ta cung toan the …” Day, chung ta o day la giua Linh muc chu te va giao dan chu khong phai dung chu ta hay chung ta de xin Chua nhe anh Quoc Gia. Lam on doc ky mot chut.
      Con nhung diem gop y o duoi thuc su toi khong hieu ban muon noi gi khi trich dan cau tung ho : Vi vuong quyen…” dieu nay cho thay ban chua hieu phung vu cua Giao hoi ma chi tim cach giai thich theo y rieng roi ket an nguoi khac. Ban xem lai cach gop y cua minh nhe.

      • Thuỳ Linh April 28, 2019, 10:58 am

        Em chào mọi người. Em là người ko theo đạo . Nhưng 4 tháng nay em thường đi lễ vào tối chủ nhật tai Nhà Thờ Lớn. Em có 1 thắc mắc là mỗi buổi lễ như vậy cộng đồng dều hát những bài ca khác nhau, và có khi cũng đọc những bài kinh thánh khác nhau. Và làm thế nào để biết trước được ạ? Đều là nhữn bài kinh lạ nên em ko biết tìm từ đâu để học. Nếu em muốn học các bài ca, bài kinh bên đạo em nên mua quyển nào trước để học ạ ?? 2 là gia đình em ko có ai theo đạo , em muốn theo đạo có được phép ko ạ ?

        • Trùng Dương June 26, 2019, 4:06 pm

          Các bài hát trong thánh lễ được ca trưởng chọn cho phù hợp với chủ đề của ngày hôm đó. Phần lớn các bài hát đã được tòa giám mục địa phương duyệt (Imprimatur). Còn mỗi thánh lễ có ít nhất một bài đọc trước Phúc Âm (Tin Mừng) được trích ra từ Thánh Kinh. Sau đó là “thánh vịnh đáp ca” qua đến tung hô (hallelujah) trước Phúc Âm và sau đó là Phúc Âm.

          Tất cả đều được ấn định qua Lịch Phụng Vụ Công Giáo của hằng năm và cho cả giáo hội toàn cầu !

          Nếu đã đến Nhà Thờ Lớn thì tiếp xúc với các người trong ban phụng vụ hoặc linh mục.

    • Trùng Dương June 26, 2019, 4:17 pm

      Ông không biết rằng tiếng Việt gọi là “Thánh Lễ” mà Lễ ở đây theo nghĩa “ceremony” theo văn hóa Việt, chứ nguyên nghĩa là sự Tạ Ơn ! Con người dân lên Thiên Chúa bánh và rượu để tạ ơn (Phụng Vụ Thánh Thê”) và sẽ trở thành thịt và máu Đức Kitô làm của ăn uống nuôi linh hồn (và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người).

      “Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời” – Thiên Chúa là đấng tạo dựng cả vũ trụ, có trước thời gian và ngoài vòng thời gian, vĩnh cửu (Alpha và Omega). Thiên Chúa Ba Ngôi là Chúa Các Chúa, Vua Muôn Vua, mà Đức Kitô lại là Thượng Tế thì không đủ vương quyền, uy lực và vinh quang đến muôn đời?

  • giuse The Trung October 6, 2010, 8:19 am

    cam ta hong an Thien Chua vi da co mot wedsite that la chi tiet va bo ich cho nhung nguoi cong giao chung con,la noi de chung con hieu biet chua nhieu hon va sau sac hon. Con xin kinh chuc Quy Cha, Quy Thay va nhung cong tac vien thuc hien trang wed luon tran day hong an Thien Chua va doi dao suc khoe de thuc hien trang wed luon nhiet thuyet va theo Thanh Y chua Chua.

  • hoang hieu August 14, 2010, 7:50 am

    tôi mới bắt đầu đi nhà thờ cùng bạn, nhưng khó khăn là những khi tất cả cùng hát thì tôi lại không biết gì cả. tôi muốn hỏi tìm nghe và học thuộc những đoạn ca thánh lễ đấy ở đâu, nhất là giai diệu.
    xin chân thành cảm ơn!

    • Stephen August 14, 2010, 9:54 am

      Chao Hieu,

      Thường thường các nhà thờ điều có sách nhạc để ở bàn ngồi hoặc ở cuối nhà thờ. Hiếu sẽ lấy một quyển và sau đó nhìn lên trên nhà thờ, Cha có để một tấm bảng với các con số, đó là số trang trong quyển nhạc và các bài hát đó sẽ được hát trong thánh lễ trong ngày. Sau lễ bạn sẽ để sách lại chổ cũ.

      Nếu như trong nhà thờ của bạn không có sách nhạc, bạn có thể vào trang web này để xem các bài nhạc: https://www.catruong.com

      • hoang hieu August 14, 2010, 10:12 am

        cảm ơn Stephen, tôi sẽ cố gắng nắm bắt trong thời gian sớm nhất

        • Peter July 29, 2019, 6:54 pm

          Xin hoi trong ca doan mot nguoi chua duoc rua toi ( dang hoc giao ly)nhung rat sieng nang tham du thanh le va ca doan phung vu .
          Nguoi nay vay co duoc hat solo nhung doan tieu khuc trong bai hat Dap ca Thanh vinh khong?

    • Hung November 4, 2014, 12:30 am

      vao trang thanh ca vietnam co tat ca nhung bai hat & bai hat cua tat ca nhung bo le

Leave a Comment