Tội | CôngGiáo.org
≡ Menu

Tội

I. TỘI LÀ GÌ?

Tội là hành vi khước từ lề luật của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, khi chủ tâm vi phạm luật Chúa.

Tội là một hành vi cá nhân xúc phạm đến Thiên Chúa, gây tổn thương cho bản thân, mất sự bình an của tâm hồn và làm đổ vỡ tình liên đới với tha nhân.

II. CÁC CẤP ĐỘ CỦA TỘI

Nếu xét về phía Thiên Chúa là Đấng Tốt lành bị xúc phạm, thì tội nào cũng nghiêm trọng. Nhưng nếu xét về phía các việc xấu chúng ta đã làm và so sánh chúng với nhau, thì chúng ta có thể phân biệt tội trọng và tội nhẹ.

Tội trọng: là vi phạm luật Chúa trong một vấn đề quan trọng, với ý thức đầy đủ và ý muốn hoàn toàn tự do.

Tội trọng làm ta xa lìa Chúa và đánh mất ân sủng.

Tội nhẹ: là vi phạm luật Chúa trong một việc nhỏ hay trong một vấn đề quan trọng nhưng không hiểu biết đầy đủ và không được tự do đầy đủ khi ước muốn.

Tội nhẹ không làm ta xa lìa Chúa và đánh mất tình nghĩa với Ngài, nhưng làm tổn thương tương quan với Ngài, khiến ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu khiến ta có nguy cơ phạm tội trọng nhiều hơn, nhất là khi chủ tâm phạm tội nhẹ.

Ngoài trách nhiệm cá nhân khi ta phạm tội, chúng ta có trách nhiệm mang các tội do người khác phạm khi chúng ta cộng tác vào đó, bằng cách:

– Tham gia trực tiếp và có chủ ý.
– Ra lệnh, xúi giục hay tán thành.
– Che đậy, không tìm cách ngăn cản khi có bổn phận phải ngăn cản.
– Bao che những người phạm tội.

III. BẢY MỐI TỘI ĐẦU (CÁC TỘI GỐC)

Các tội ta phạm thường do 7 tội gốc sau:

1. Kiêu ngạo: quá tự đề cao mình mà không quy hướng về Thiên Chúa là căn nguyên của mọi sự thiện hảo.

2. Hà tiện (nghĩa đúng là tội tham lam): tìm kiếm của cải vật chất một cách thái quá, đến độ coi của cải vật chất là “chúa”, là mục đích chính yếu của đời mình.

3. Dâm dục: ham muốn thái quá những thú vui nhục dục, vượt ra ngoài phạm vi cho phép là đời sống hôn nhân.

4. Hờn giận: không hài lòng với những gì không đáp ứng được tính ích kỷ của mình.

5. Mê ăn uống (vô điều độ): hưởng thụ một cách quá độ những tiện nghi cuộc sống.

6. Ghen ghét: buồn phiền khi thấy người khác được phúc lành, và như vậy là làm giảm bớt giá trị và quyền lợi của mình

7. Lười biếng: gồm có lười biếng tự nhiên: không muốn làm việc gì, chỉ muốn nhàn rỗi; lười biếng thiêng liêng: chểnh mảng, hờ hững những việc thiêng liêng, thờ phượng Chúa.

IV. CÁC NGUỒN SINH RA TỘI

Đời sống người Kitô hữu thường bị đe doạ bởi các cám dỗ. Ta có thể bị cám dỗ bằng nhiều cách:

1. Ma quỷ: ma quỷ không trực tiếp lôi kéo ý chí tự do của chúng ta phạm tội, nhưng nó thúc giục chúng ta chống lại Thiên Chúa và làm điều nghịch lại thánh ý Thiên Chúa.

2. Thế gian: gương xấu và sự lôi kéo của những người tội lỗi.

3. Xác thịt: sự khao khát của các giác quan đòi được thoả mãn và những ước muốn bất chính trong tâm hồn.

V. TẠI SAO LẠI CÓ CÁM DỖ?

Thiên Chúa không cám dỗ chúng ta, nhưng Người để cho ta bị cám dỗ nhằm:

– Rèn luyện ta trưởng thành, kiên trì trong chọn lựa tốt lành của mình.

– Để ta biết mình yếu đuối, cần khiêm tốn nương tựa vào Chúa vì Chúa luôn giúp sức cho ta, trong cơn cám dỗ Chúa luôn ở bên ta ; và cũng để ta cảm thông và tha thứ những lỗi phạm của anh em mình.

VI. NHỮNG PHƯƠNG THẾ CHỐNG LẠI CÁM DỖ

Hai phương thế chính yếu chống lại cám dỗ là cầu nguyện và sám hối

1. Cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích

Là phương thế hữu hiệu để ta có được Chúa, chống lại những cơn cám dỗ. Nếu không cầu nguyện, ta sẽ dễ dàng sa vào chước cám dỗ.

2. Sám hối

Sám hối là hành vi khiêm tốn nhận thức sự yếu đuối của mình, hối hận vì điều gian ác mình đã làm. Nhờ đó, ta quyết tâm xa lánh tội lỗi, không tái phạm nữa.

Thiên Chúa ghét tội, nhưng Ngài yêu thương tội nhân. Ngài không muốn tội nhân phải hư mất, nhưng muốn họ ăn năn sám hối để được sống. Ngài mời gọi tội nhân đổi đời. Ngài kiên tâm chờ đợi họ trở về.

Vì vậy, khi đến xin ơn tha thứ của Thiên Chúa trong bí tích Hoà giải, chúng ta phải nhìn vào lòng nhân từ thương xót của Chúa hơn là vào tội lỗi của mình. “Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết ; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông” (Is 1,18).

Ngoài ra, còn có những phương thế nhân bản như:

– Tránh sự nhàn rỗi, “nhân cư vi bất thiện”

– Thiết lập những mối tương quan lành mạnh với người khác. Sống cô độc sẽ dễ dàng trở thành nguồn sinh ra cơn cám dỗ

– Hết sức xa tránh những dịp tội dưới mọi hình thức. – Sống chân thực với ơn gọi bậc sống của mình.

Câu hỏi thảo luận

1. “Tội phạm đến Chúa Thánh Thần” là tội gì?
2. Khi đến với bí tích hoà giải, Hội Thánh dạy chúng ta “phải nhìn vào lòng thương xót của Chúa hơn là vào tội của mình”, thế nhưng nếu không nhìn vào tội của mình thì làm sao ăn năn sám hối? Lời dạy này có gì mâu thuẫn nhau không?


 
Trở về trang chính sách giáo lý vào đời: Giáo Lý Vào Đời

{ 26 comments… add one }
  • Đạt January 21, 2024, 11:54 am

    Lỡ làm mà không có ác tâm thì có tội không cha

  • Tuan tu August 27, 2023, 11:03 am

    Con có rước lễ khi phạm tội trọng, vậy có sao ko ạ? Con đã ăn năn xám hối vậy có phạm sự thánh ko cha? Và khi xưng tội có cần xưng rằng là mình đã rước lễ khi phạm tội trọng không? Con luôn lo lắng vì điều này ạ

  • Minh Anh January 4, 2023, 9:46 am

    Thưa cha, con đã bỏ dự lễ Chúa Nhật ước chừng 5 lần. Con đã còn tội trọng chưa xưng mà rước lễ nhiều lần. Con đã bỏ cầu nguyện sáng, tối nhiều lần. Con đã nói dối ba mẹ, Bà với người khác nhiều lần. Con đã giận ghét, chửi thầm ba mẹ với người khác nhiều lần. Con đã ăn cặp của ba mẹ với người khác nhiều lần. Con đã không vâng lời ba mẹ nhiều lần. Con đã nói xấu nhiều lần. Con đã quay cóp khi làm bài thi nhiều lần. Con đã lười biếng làm việc bổn phận nhiều lần. Con đã nói tục, chửi thề nhiều lần. Vậy con có phạm tội trọng không cha?

  • Trang March 8, 2022, 11:06 am

    Thưa cha, con đã lười biếng trong bổn phận với Thiên Chúa tuy con đã xin lỗi Chúa rất nhiều lần nhưng con luôn mặc những tội con hay lỗi phạm vậy đó có phải tội trọng hay không, cảm ơn cha

  • Đào January 9, 2022, 6:34 am

    Thưa cha, con nhiều lúc hay có những suy nghĩ làm xúc phạm đến Thiên Chúa, con thật sự không bao giờ muốn, con kính sợ, thờ phượng và yêu Thiên Chúa mãi mãi và rất nhiều trên hết mọi sự . Nhưng không hiểu vì sao những suy nghĩ ấy cứ hiện ở trong đầu con, con luôn cố gắng gạt ra và vượt qua. Nhiều lúc con cũng yếu đuối nghĩ đến những hình ảnh tư tưởng bậy bạ, dù con đã có gia đình. Con không biết mình có phạm tội ngoại tình tư tưởng không ? Con ăn năn tội lắm và luôn cố gắng cầu nguyện, đọc kinh xin Chúa thương xót con là kẻ tội lỗi. Con rất sợ phạm tội trong không được lên rước thánh lễ.Vậy con có phạm tội trọng không cha?

  • ANNA NGUYEN December 13, 2021, 3:46 am

    Bạn nên đi xưng tội và thổ lộ hết những gì mà bạn nghĩ rằng xúc phạm đến Chúa. Mình bị y chang bạn, thật sự khi đọc những dòng bạn ghi, mình giật mình vì nó hoàn toàn giống với mình.
    Mình đã suy nghĩ đến những điều xấu xa nhất và dơ bẩn nhất trước mặt Ngài, thậm chí nó đến ngay khi cầu nguyện, đôi khi mình phải đọc to lên thì mới không nghĩ đến nữa. Chúng ta đã phạm tội rồi, nên hãy đi xưng tội, mặc dù đôi khi chúng ta còn ám ảnh và còn tái lại, nhưng mình cảm giác nó bớt đi dần bạn ạ. Mình đọc kinh thánh nhiều hơn (lúc trước không bao giờ), mình đi lễ với tâm trạng bình an và có sự hối hận về bản thân nhiều hơn(lúc trước dù có phạm tội nặng đến mấy cũng không bao giờ có những cảm xúc ấy). Bây giờ mình vẫn có đôi lúc nghĩ đến việc đó, thậm chí mình còn không dám đứng lại gần thánh nhan Ngài và Mẹ Maria, nhưng mình vẫn cố gắng tiến tới vì nếu như tội lỗi mà còn xa rơi Chúa nữa thì ai cứu mình đây?
    Nên chúng ta hãy cố lên, trong thất vọng nhưng mình vẫn tin rằng Ngài không muốn để 1 ai bị hư mất, và ai khao khát trở nên công chính Ngài sẽ cho thỏa lòng!
    Nên là cố lên, cầu nguyện, đọc kinh thánh, xem phim về Ngài, học cách sống theo ý Ngài và cầu nguyện rằng con muốn sống theo Ngài thì mình tin Chúa sẽ không bỏ chúng ta đâu.
    Cố lên nhé bạn tôiii ơii!!!!

    • Anna May 16, 2023, 10:45 am

      Em cũng đã từng đó ạ. Ghê lắm😩 nó dường như k p là em í ạ, nó cứ tới dồn dập sợ lắm k kiểm soát đc đâu ạ. Em tự đánh mình xong r khóc nhìu lắm r còn ước c*** đi cho khỏi mấy cái này nữa í sợ thật. Xong em cầu nguyện, tâm sự với Chúa. Rồi đi xưng tội, đi lễ, đọc kinh. Giờ em hoàn toàn bình thường lại luôn, mọi suy nghĩ bình thường trở lại. Em nghĩ chắc chắn 1 phần sẽ do những tội trước mình đã phạm nữa, nên là đi xưng tội thì tốt nhất nên mạnh dạn xét mình và xưng hết tội dù là trọng hay nhẹ ạ. Em chúc chị bình annn. Cầu nguyện và đức tin sẽ chiến thắng chị ơiiii. Cố lên.

  • Trúc Quân November 27, 2021, 8:50 pm

    Cha ơi!Con rất yêu thương Chúa nhưng con đã có suy nghĩ xúc phạm đến Chúa và cái suy nghĩ ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu con trong khi con không muốn có suy nghĩ như vậy!Con cũng không biết là cố tình hay vô tình nữa Cha ơi!

  • Ẩn danh March 19, 2021, 10:06 am

    Thưa cha, con đã dùng coi tài liệu trong phòng thi, đó có phải là tội trong không, con cảm ơn cha.

    • Thu November 19, 2022, 1:04 am

      Mình cũng từng hỏi câu này ở 1 trang hỏi đáp Công giáo và nhận được câu trả lời là coi tài liệu trong phòng thi là tội trọng nhé bạn

  • người lữ hành October 10, 2020, 10:07 pm

    3 điều kiện cần có để hình thành tội trọng: 1) là tội trọng (10 Điều Răn,vv). 2) biết việc mình làm là tội trọng. 3) đồng ý bằng lòng của ý chí mà phạm tội. Thiếu 1 trong 3 thì có thể hiểu rằng không phải tội trọng. Nhưng vẫn là tội.
    Lưu ý: Sợ hãi, đam mê, hay bị ép buộc có thể làm giảm sự đồng ý, nhưng không phá hủy nó. Nên không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận biết tội mình phạm có hội đủ 3 điều kiện trên để thành tội trọng hay chưa. Nhưng chắc chắn rằng tội mình đã phạm.
    Cách tốt nhất là đi XƯNG TỘI. Dù tội trọng hay nhẹ. Nếu băn khoăn, đắn đo không biết đó có phải là tội không thì hãy đi XƯNG TỘI để nhận bí tích Hòa Giải. Cha giải tội sẽ giúp cho các bạn.

  • Ly July 2, 2020, 5:29 am

    Con đã vô cùng tức giận với ba con nhưng con đã cố kìm nén nó lại vậy cho con hỏi đó có phải là tội trọng không ạ?

  • Chinh May 24, 2020, 4:34 am

    Chào bạn, mình thấy các cha thường hay khuyên là năng xưng thú tội mình. Mình nghĩ bạn có thể xưng thú với Chúa là nếu bạn có lòng nào lỗi nghĩa cùng Chúa thì xin Chúa tha thứ cho bạn. Nhưng cũng xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá mà ban ơn cho bạn có một cuộc đời nhân đức và thánh thiện để làm đẹp lòng Chúa như những nữ tu đã làm.

  • Nguyên May 24, 2020, 2:21 am

    Con ko nghĩ hỗn láo với cha mẹ là vi phạm 10 điều răn, con ko biết đó là tội trọng , con ko cố ý lúc đó vì quá nóng giận đã lỡ lời, con đã lên rước lễ , vậy có phải là tội trọng ko ạ.

  • Kim Lan April 28, 2020, 7:36 am

    Cho con hỏi. Lúc con còn nhỏ, đã có trí khôn. Lúc đó con thích đi tu và có nói trong lòng mình với Chúa là đi tu. Lớn lên con chọn lấy chồng chứ không đi tu. Như vậy con có phạm tội thất hứa với Chúa không ạ

    • Hi November 21, 2022, 2:29 am

      Liệu lúc đó bạn có coi đó như một lời hứa với Chúa không?

  • Mai February 13, 2020, 9:57 pm

    Con không thường xuyên vi phạm điều răn thứ 6 (một mình), cám dỗ là tự nhiên xuất hiện mà con không mong muốn, con đã cố tránh và đấu tranh với bản thân nhưng không được. Sau đó thì con ăn năn và suy nghĩ rất nhiều. Vậy đó là tội trọng hay tội nhẹ ạ? Con có được lên rước lễ không? Con muốn làm việc đền tội để có thể được rước lễ thì phải làm những việc gì ạ? Có nhất thiết phả xưng tội ngay không ạ?

  • Unknown January 11, 2020, 10:13 am

    vì sao tội lỗi làm xa liền với thiên chúa và với tha nhân?

  • Brenna December 8, 2019, 5:01 am

    Cho con hỏi là con đã cố gắng nhiều lần kiềm chế, kiểm soát bản thân nhưng không thể chống lại ham muốn tình dục và thủ dâm. Như vậy con có được giảm bớt mức độ tội hay không vì theo con biết thì có xét tới các yếu tố áp lực do thói quen, sự thiếu trưởng thành tình cảm mà quy tội nhẹ hơn. Con xin cảm ơn

  • Huong Nguyen May 1, 2019, 2:25 am

    dạ thưa, quan hệ trước hôn nhân thì có phải là tội trọng không ạ?

  • trinh March 27, 2019, 3:34 am

    con quên đi ngày lễ truyền tin ( con không cố ý) thì con vẫn phạm tội trọng hay tội nhẹ ạ

    • Ly May 3, 2019, 8:30 pm

      Bạn mến,
      Mình cho bạn chút suy tư nhé!
      Lễ truyền tin có buộc không? Tại sao?
      Bạn quên vì điều gì? Công việc của bạn hệ trọng đến độ bạn quên?
      Gia đình và người thân của bạn không gọi bạn đi cùng sao? Hay bạn không ở chung với họ? hay bạn ở xa nhà thờ…?
      Bạn xem lại tội trọng và tội nhẹ nhé!
      Thanks!

    • Trường sơn July 29, 2020, 7:30 pm

      Tội nhẹ

  • ạkds February 17, 2019, 9:50 pm

    cho con biết khi phạm tội trọng có thể gặp chúa đc không? và cho con bt việc đền tội

  • Long January 25, 2019, 10:45 am

    Xin cho con biết vô tình phạm tội có được tính là tội không? Cụ thể là khi lướt face có nhiều hình ảnh bậy bạ nhưng khi thấy con đều lướt qua vậy có được tính là tội ko?

    • Stephen January 25, 2019, 12:20 pm

      Long mến:

      1. “Xin cho con biết vô tình phạm tội có được tính là tội không?”

      Tội nhẹ: là vi phạm luật Chúa trong một việc nhỏ hay trong một vấn đề quan trọng nhưng không hiểu biết đầy đủ và không được tự do đầy đủ khi ước muốn.

      2. “khi thấy con đều lướt qua vậy có được tính là tội ko?”

      Không.

Cancel reply

Leave a Comment